Trà Dây Thảo Nguyên có tác dụng gì với bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm hang vị, trung hòa axit, duyệt khuẩn HP, mát gan, nhuận tràng, thanh lọc cơ thể,…
Câu chuyện kể về vợ tôi, người mà mắc bệnh đau dạ dày từ thời còn sinh viên do ăn kiên giữ dáng nên kết quả là mắc bệnh đau dạ dày (bao tử), dáng thì cũng đẹp nhưng bệnh thì ngày càng trầm trọng hơn đến nỗi người gầy ra như con mắm.
Ngày ra trường có chồng về có ăn uống gì được đâu, cứ ôm bụng rên la vào buổi tối, nhiều lúc 2 giờ sáng phải đi cấp cứu tưởng bị ruột thừa và tốn không biết bao nhiêu là tiền thuốc.
Chữa bệnh ở Đà Lạt bao nhiêu năm cũng không bớt, phải đi xuống TP HCM mỗi lần hết 2 đến 3 triệu đồng và mang một lô thuốc tây về uống cả tháng làm cho người nóng và nổi lên đủ thứ,
Thậm chí còn mua thuốc của Pháp của Mỹ mỗi chai 2 đến 3 triệu đồng về để uống trong nhiều năm liền nhưng bệnh lại vẫn cứ hoài bệnh.
Về quê nghe bà con giới thiệu người đồng bào có cây thuốc trên rừng hay lắm nấu nước uống là hết liền,
Nghe thế nên tôi bắt vợ tôi phải làm theo biết đâu nó bớt, nhưng kết quả thật đúng như lời đồn và uống thấy đỡ dần, sau hơn một tháng thì bớt hẵn cho đến bây giờ lâu lâu vẫn uống như uống nước trà và không thấy có dấu hiệu trở lại.
Thấy thế tôi mới tìm hiểu và nghiên cứu kỹ càng và giới thiệu cho nhiều Thầy cô bạn bè mắc bệnh đau dạ dày dùng thử và kết quả nhiều người bớt bệnh hoặc thuyên giảm.
Và sau đó tôi mới đặt tên là Trà Dây Thảo Nguyên là người đầu tiên chia sẻ lên mạng cho bạn bè khách hàng sử dụng, đến nay đã hơn 9 năm với hơn 10 000 khách hàng tin dùng và hơn 80% đạt hiệu tốt và khoẻ mạnh hẳn.
(Xem thông tin phản ánh của hàng ngàn khách hàng phản hồi tại đây: KHÁCH PHẢN ÁNH)
1. Trà Dây Thảo Nguyên (chè dây) có tác dụng gì?
Trà dây Thảo Nguyên (chè dây) có tác dụng gì? Chúng ta hãy xem cây trà dây (chè dây) này có tác dụng như thế nào trong y học cổ truyền và y học hiện đại nha:
1.1. Trà Dây (chè dây) có tác dụng trong y học hiện đại
LUẬN CHỨNG KHOA HỌC VỀ CÂY TRÀ DÂY (chè dây)
Các kênh truyền hình phỏng vấn đồng bào, người dùng và các tiến sĩ đầu ngành cũng đã chứng minh rằng cây chè dây (trà dây) có thể trị dứt điểm triệu chứng đau dạ dày lên đến 90% qua các bệnh nhân đã dùng (Kích vào các kênh truyền hình bên dưới để kiểm tra)
Theo Phóng Sự của Kênh truyền hình O2TV, H1, VTC với một số bệnh nhân đau dạ dày (bệnh đau dạ dày hay đau bao tử) đã dùng trà dây (chè dây) và với PGS .TS Vũ Nam – Phó Giám Đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương nói về công dụng của Trà Dây người đã làm đề tài tiến sĩ về cây chè Dây (Trà dây):
Đau dạ dày hay triệu chứng đau dạ dày (Viêm loét dạ dày) là một căn bệnh có từ rất lâu, khi mà con người chưa có phương tiện máy móc để nhận biết chính xác,
Viêm loét dạ dày có thể dẫn đến những biến chứng khác như: ung thư dạ dày, đây là loại ung thư gây tử vong cao thứ hai trên toàn thế giới chỉ sau ung thư phổi.
Viêm loét dạy (đau dạ dày) xảy ra ở mọi quốc gia ở mọi lứa tuổi chiếm 1-3% dân số trên toàn thế giới, trong đó khu vực châu á là nơi mắc chứng bệnh viêm loét dạ dày cao lên đến 7-8%.
Trong thời buổi kinh tế phát triển như vũ bảo hiện nay thì căn bệnh này càng lúc càng hoành hoành và tỷ lệ thuận với nền kinh tế.
Hiện nay, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày với hiệu quả điều trị bệnh cao.
Tuy nhiên giá thành mỗi đợt điều trị lại không phù hợp với điều kiện tài chính của bệnh nhân.
Hơn nữa việc điều trị bằng thuốc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh và là căn nguyên của nhiều căn bệnh khác.
Trong khi đó việc điều trị bệnh đau dạ dày bằng trà dây có tác dụng rất tốt mà người bệnh hoàn toàn không phải chịu các tác dụng phụ hay độc tố từ các chất hóa học.
Giá thành của trà dây cũng rất rẻ so với các loại thuốc Đông y khác mà hiệu quả lại cao hơn rất nhiều.
Thấy được hiệu quả điều trị cũng như lợi ích kinh tế của trà dây, các nhà khoa học đã có nhiều đề tài nghiên cứu để tìm hiểu và chứng minh công dụng của bài thuốc dân gian này như:
- Chống loét dạ dày;
- Duyệt vi khuẩn HP
- Kháng viêm;
- Chống oxy hóa
- Giảm đau;
- Kháng khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E.coli…;
Qua đây ta thấy cây trà day (chè dây) vừa có tác dụng phòng bệnh vừa có tác dụng chữa bệnh về dạ dày, bao tử, đường ruột.
1.2. Trà Dây (chè dây) có tác dụng trong y học cổ truyền
Chè dây là loại cây mọc hoang ở các vùng miền núi phía Bắc, tây nguyên, Lâm Đồng.
Từ lâu, bà con dân tộc đã biết dùng chè dây như một loại nước uống, giúp chữa trị đau bụng, giúp ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Nhưng họ vẫn chưa biết công dụng thật sự và cách khai thác hiệu quả của loại cây này.
Đến những năm 1990, sau khi khảo sát các bài thuốc dân gian của người dân tộc, các bác sĩ bệnh viện Cao Bằng đã sử dụng trà dây để chữa trị cho các bệnh nhân ở đây.
Năm 1992, GS.Hoàng Bảo Châu và GS.Hoàng Tích Huyền đã tìm hiểu kết quả điều trị thử bằng trà dây.
Khảo sát trên 20 bệnh nhân cho kết quả rất tốt đã khiến 2 giáo sư rất tâm đắc với loại thuốc mới, chưa có tên trong danh sách cây thuốc Việt Nam.
Từ kết quả ban đầu, cây trà dây (chè dây) đã được nhân giống rộng rãi ở những vùng có khí hậu thích hợp cũng như nhiều đề tài nghiên cứu về loài cây này đã được thực hiện.
Có thể kể đến công trình nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội do GS.Phạm Thanh Kỳ chủ nhiệm đề tài của trường Đại học Y và viện Y học Cổ truyền Trung ương do PGS.TS Vũ Nam thực hiện:
Cây trà dây (chè dây) là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Cây trà dây (chè dây) có vị ngọt, nhạt, tính mát.
Tác dụng của cây chè dây với y học cổ truyền là thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, giảm viêm.
Cây trà dây (chè dây) thường được dùng để chữa các bệnh như:
- Đau dạ dày;
- Cảm mạo;
- Viêm họng;
- Mụn nhọt.
- Viêm kết mạc cấp;
- Viêm gan;
Cây trà dây (chè dây) là dược liệu được sử dụng khá phổ biến trong dân gian với nhiều công dụng khác nhau ở nhiều bài thuốc đông y khác nhau.
1.3. Trà Dây Thảo Nguyên (chè dây) có tác dụng sau:
Từ những kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học của các giáo sư tiến sĩ ở trên đã khẳng định cây Trà Dây Thảo Nguyên (chè dây) có tác dụng như sau:
- Trung hòa axit.
- Kháng khuẩn.
- Chống viêm
- Giảm đau dạ dày.
- Làm lành ổ loét.
- Không có tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính.
- Không ảnh hưởng tới chỉ tiêu hóa sinh và huyết học.
- Không gây ảnh hưởng đến sinh sản và duy truyền
- Duyệt vi khuẩn HP.
- Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng, sát khuẩn.
- Thanh nhiệt, mát gan, giải độc, sạch miệng, nhuận trường.
- Ngoài ra, chè dây Thảo Nguyên còn có tác dụng an thần, dễ ngủ.
Hiện nay có rất nhiều chế phẩm từ trà dây như trà tươi, trà túi lọc hay viên nang trà dây Ampelop.
Kết quả chữa trị theo cảm nhận của bệnh nhân là rất tốt.
Theo tiến sĩ Vũ Nam, bệnh nhân bị đau thượng vị sử dụng chế phẩm từ trà dây có thời gian cắt cơn đau nhanh từ 8-9 ngày, 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn, người dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Chỉ sử dụng 1-2 tháng nhưng kết quả nội soi cho thấy tình trạng bệnh đã chuyển biến tốt hơn rất nhiều có tới 80% liền sẹo.
Ngoài ra, mức độ viêm niêm mạc dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều trị giảm xuống rõ rệt, tác dụng này không có ở một số loại tân dược khác.
Hiện nay trà dây đang được ứng dụng để chữa bệnh tại viện Y học Cổ tuyền Trung ương, góp phần điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân.
2. Trà Dây Thảo Nguyên (chè dây) có đặc điểm gì?
Cây trà dây (chè dây) còn được gọi bằng một số cái tên khác như trà dây, thau rả, bạch liễm,…
Trong khoa học, nó thuộc họ Nho (Vitaceae) và sở hữu tên gọi là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.
Đây là một loại cây dây leo có phần thân và cành hình trụ, cứng cáp.
Thông thường, loại cây này thường bị nhầm sang cây Dây chè (Vernonia andersonii C.B.Clarke) thuộc họ Cúc.
Tuy nhiên, cây chè dây sở hữu một số đặc điểm cụ thể như sau:
- Có ở nhiều nơi như Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Trung Quốc hay Inđônêxia.
- Tại nước ta, nó thường mọc hoang dại theo bụi ở các địa điểm như Lào Cai, Hòa Bình, Quảng Ninh, Nghệ An,…
- Cây ưa sáng và ưa ẩm, leo và mọc lên trên các loại cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ ở các vùng đồi, bờ nương rẫy hay ở ven rừng.
- Thời gian ra hoa thường vào tháng 6 đến tháng 7 và có quả ở thời điểm tháng 9 đến tháng 10.
- Hoa màu trắng mọc theo từng chụm, trong khi quả sẽ có màu đỏ và chuyển dần sang màu đen khi chín.
- Có thể tiến hành thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất là thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 vào lúc cây chưa ra hoa.
- Phần toàn thân, lá cành và cả rễ của cây đều là bộ phận có thể thu hoạch về để sử dụng.
- Khi phơi khô thì sẽ lộ ra phần nhựa trắng giống nấm mốc nhưng không phải là nấm mốc.
3. Trà Dây Thảo Nguyên (chè dây) có thành phần hóa học ra sao?
Thành phần hóa học, trong loại dược liệu này có sự góp mặt chủ yếu của:
- Flavonoid: có hàm lượng toàn phần là 18.15% với 2 dạng tồn tại bao gồm aglycon và glycosid.
- Tanin.
- Hai loại đường: Rhamnose và Glucose.
Phần thân và rễ cây cũng chứa ampelopsin và myricetin. Ngoài ra, nó cũng không chứa các hoạt chất có độc gây nguy hại.